Bóng Bàn phát triển cũng kéo theo hàng loạt nhu cầu tất yếu như dụng cụ bóng bàn, bàn bóng bàn, quả bóng bàn phát triển, học viên thì tìm lớp học bóng bàn... Nay tôi muốn đề cập đến vấn đề học viên và thầy dạy bóng bàn, trò giỏi mà thầy kỹ năng kém thì cũng không phát huy được hết khả năng của trò và ngược lại. Không phải cứ chơi bóng bàn biết chút chút là bạn có thể dạy hay mở CLB được.
Dạy bóng bàn khó nhất không phải là lúc đưa trò lên đỉnh vinh quang, mà là ở những ngày đầu tiên xây nền móng cho chúng. Cả một tương lai đồ sộ đè lên những ngày tháng đầu tiên trong sự nghiệp tập luyện của chúng, biết bao nhiêu là chuyện phải lo lắng.
Dạy cho chúng đánh đều rồi tập giật, xong rồi báo cáo là đã dạy xong căn bản để cho ra thi đấu - thế thì dễ quá - nhưng chúng sẽ bỏ chơi rất sớm vì không thể tiến xa với mớ kỹ thuật thiếu nền tảng ấy. Dạy thế nào để sau này dù chúng có bay xa học cao, cũng vẫn còn có thể mang ra áp dụng, thì mới thực là khó.
Phương pháp mưa dầm thấm sâu
Không dạy nhiều trong một lần, mưa dầm tức là lượng nước nhỏ mà lâu nên mới thấm sâu. Đây cũng là phương pháp nhắc lại, là kiểu sư phạm cổ xưa nhất của con người - đọc nhiều lần cho thuộc lòng rồi trả bài.
Trong thể thao thì đây vẫn là phương pháp chính, vì cơ thể sẽ "nhớ" kỹ thuật theo cách của nó, càng tập nhiều thì sẽ in sâu vào "bộ nhớ cứng" của tiềm thức và phản xạ, khi đánh ra sẽ không cần sự can thiệp của bộ não tư duy chậm.
Tuy là cùng một nguyên lý, nhưng áp dụng có khác nhau:
- Có hlv sẽ cho tập chỉ một hai kỹ thuật, ngày này qua ngày khác cho tới khi nhuần nhuyễn mới được học qua chiêu mới - thời lượng tập rất nhiều.
+ Ưu điểm: Lượng kiến thức tiếp nhận được sẽ rất ít nhưng chắc, phù hợp với những rơ đơn giãn ít chiêu thức.
+ Nhược điểm của pp này là nếu tập nhiều quá thì thời gian đào tạo sẽ rất lâu, vả lại nhớ trước sẽ quên sau. Phương pháp dạy này được áp dụng hầu hết ở các lò đào tạo "có căn bản" ở VN trước đây cho tới nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét